Giun móc, cái ghẻ, giun đũa, giun kim, sán lá dây... là những ký sinh trùng gây ra cho con người nhiều điều khó chịu, phiền toái, thậm chí là những bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng.
Trong các quá trình sinh học tự nhiên, mối quan hệ cộng sinh giữa một ký sinh trùng và thân chủ có thể có những tác động có lợi, thậm chí cả việc thay đổi nhân cách con người và sự tiến hóa.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của mối quan hệ này thường lớn hơn nhiều so với mặt tích cực của chúng. Tạp chí New Scientist đã thống kê một số loài ký sinh trùng phổ biến nhất của con người và những tổn thương mà chúng có thể gây ra cho sức khỏe.
Dưới đây là 10 sinh vật đáng ghét ăn bám trên cơ thể người:
Giun móc (Necator americanus): Loài giun tròn ký sinh này được lây truyền vào cơ thể con người qua đường nước bị ô nhiễm, hoặc trái cây và rau cải. Ấu trùng giun móc phát triển bên trong ruột của con người, nơi chúng thường dính vào thành ruột và uống máu. Đôi khi giun móc gây ra một dạng thiếu máu gọi là anchylostomiasis. Triệu chứng nhiễm giun móc: suy nhược, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu.
Cái ghẻ (Sarcoptes scabiei var. Hominis): Thường được biết đến như là loài ve gây ngứa cho con người, loại ký sinh trùng được lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da. Các cái ghẻ đẻ trứng của chúng trên da người, gây ra phản ứng viêm và ngứa dữ dội. Triệu chứng nhiễm ghẻ: ngứa, đau nhức, nỗi mụn nhỏ, tấy ngoài da.
Giun đũa (Ascaris lumbricoides): Với chiều dài 15-35 cm, đây là loài có kích thước lớn nhất trong những loài giun tròn ký sinh trong đường ruột của con người.Trứng của chúng được nhiễm vào cơ thể qua đường ăn uống. Trứng nở và nhanh chóng xâm nhập thành ruột, nơi những ấu trùng hút máu để lớn lên. Từ đó, giun đũa có thể chui vào đường phổi, nơi chúng gây những cơn ho và có thể bị nuốt trở lại vào ruột. Triệu chứng nhiễm giun đũa: sốt, mệt mỏi, dị ứng phát ban, nôn, tiêu chảy, thần kinh bất ổn, ho và thở khò khè.
Sán lá máu (Schistosoma mansoni, S. haematobium, S. japonicum): Chúng là những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ và gây ra bệnh máu nhiễm giun. Vốn sống trong nước, sán lá máu xuyên qua da của nạn nhân khi họ tiếp xúc với nước bị ô nhiễm. Chúng lá nguyên nhân gây viêm nhiễm ký sinh trùng (sưng) và tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Những con sán trưởng thành vẫn có khả năng tồn tại thân chủ nhân trong nhiều thập niên, và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Chúng rời khỏi thân chủ qua trong phân và và có thể trải qua một phần của vòng đời trong cơ thể loài ốc sên. Triệu chứng nhiễm sán lá máu: sốt, đau, ho, tiêu chảy, sưng hạch, đờ đẫn.
Sán dây (Taenia solium): Lây truyền qua thực phẩm, ấu trùng sán dây dính vào ruột của nạn nhân bằng một móc trên đầu của mình. Sau 3-4 tháng, chúng trưởng thành với các cơ quan sinh sản phát triển và có thể tồn tại tới 25 năm trong cơ thể người. Trứng của chúng được bài tiết trong phân và có thể sống sót trên thảm thực vật, nơi được tiêu thụ bởi bò hay lợn và lại có cơ hội truyền cho con người. Triệu chứng nhiễm sán dây: buồn nôn, nôn, viêm mắt, tiêu chảy nặng ruột, chóng mặt, phù, suy dinh dưỡng.
Giun kim (Enterobius vermicularis): Dài khoảng 8-13 mm, giun kim là một ký sinh trùng phổ biến, gây ra bệnh giun kim ở con người. Chúng làm tổ trong ruột của thân chủ. Không giống như nhiều ký sinh trùng khác, chúng không thể thâm nhập vào vào máu và không thể tồn tại trong các bộ phận khác của cơ thể đối dù chỉ trong thời gian ngắn. Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người. Triệu chứng nhiễm giun kim: ngứa ở hậu môn.
Giun chỉ (Wuchereria bancrofti): Ấu trùng của loài ký sinh trùng này tồn tại trong cơ thể loài muỗi, lây nhiễm vào con người khi muỗi đốt. Các ấu trùng này di chuyển đến các hạch bạch huyết, chủ yếu là ở chân và vùng sinh dục, và trưởng thành trong khoảng một năm. Chúng thường gây bệnh giun chỉ nhiệt đới, nhưng trong những trường hợp hạn hữu có thể gây ra bệnh về da. Triệu chứng nhiễm giun chỉ: sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau đớn các hạch bạch huyết gây, sùi da, sưng.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii: Loài ký sinh trùng hình lưỡi liềm này thường xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương của con người. Con người bị nhiễm chúng do ăn thịt chưa nấu chín hoặc do tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người đã tiếp xúc với ký sinh trùng này một lần và sinh ra kháng thể miển nhiễm với nó. Nhưng một vài cá nhân có hệ miễn dịch yếu và cả bào thai có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến tử vong do nhiễm bệnh... Triệu chứng nhiễm: cúm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
Trùng roi Giardia lamblia: Giardia lamblia là một loại trùng roi đơn bào, ký sinh ở đường ruột của con người. Khi cư ngụ trong ruột của con người, chúng gây nên những viêm nhiễm và tổn thương, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột và bệnh sốt tiêu chảy. Có khả năng tồn tại sau những quá trình xữ lý nước nghiêm ngặt, loài ký sinh trùng này thường tồn tại trong nước uống. Triệu chứng nhiễm: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, giảm cân, ợ ra mùi “trứng thối”.
Trùng Entamoeba histolytica: Loài sinh vật đơn bào này gây ra một chứng bệnh nhiễm a-míp gọi là bệnh amoebiasis. Được tìm thấy trong nước, môi trường ẩm ướt và trong đất và có thể làm ô nhiễm trái cây và rau cải, loài trùng này chủ yếu lây nhiễm qua đường phân ở người và các động vật linh trưởng khác. Chúng có khả năng gây tử vong nhiều hơn bất kỳ loại trùng đơn bào nào khác. Triệu chứng nhiễm: đau bụng, giảm cân, suy nhược, tiêu chảy, áp xe gan.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay, sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Theo mạng tin “Business Line”, Nội các Ấn Độ vừa thông qua chính sách quốc gia về nhiên liệu sinh học, nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu sinh học khổng lồ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Với giá dầu tăng cao và mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu hiện nay sản phẩm nhựa sinh học sẽ là một trong những sự lựa chọn thay thế nhựa truyền thống trong tương lai gần. Tuy nhiên bảo đảm an ninh lương thực sẽ là vấn đề thách thức đối với công nghệ mới này.
Các sản phẩm tạo màng bảo quản quả tươi (Cefores) là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước mã số KC.07.04/06-10 "Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi", do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
Hàng trăm công ty và phòng thí nghiệm trên thế giới đang chạy đua quyết liệt nhằm tìm ra phương pháp kinh tế để chế biến “nhiên liệu xanh” từ tảo. Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học đang thực hiện một cuộc chạy vượt chướng ngại vật rất sôi nổi.
Một quy trình công nghệ mới trong chế biến tối thiểu quả bưởi và sầu riêng vừa được Thạc sĩ Đặng Thị Sáu (Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) giới thiệu tại TP.HCM.
Một số nhà khoa học đã đạt được kết quả khả quan trong nghiên cứu xử lý bùn đỏ, chất thải rất lớn khi triển khai dự án nhôm công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, để trồng một số loại cây.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++