Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã chế tạo thành công một con chim bồ câu - robot. Con chim máy này có thể bay theo khẩu lệnh của người. Đây là con chim máy đầu tiên trên thế giới.
Mới đây, Trung tâm nghiên cứu người máy cơ học thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Sơn Đông, Trung Quốc đã chế tạo thành công một con chim bồ câu "hiểu" tiếng người.
Theo lệnh từ máy vi tính của các nghiên cứu viên, con chim bồ câu đã hoàn thành một cách chính xác các động tác bay lên, quay vòng, bay quanh phòng thí nghiệm một vòng rồi hạ cánh.
Con chim máy đầu tiên trên thế giới này là thành quả nghiên cứu của đề tài "Động vật robot" của Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia thuộc Trung tâm nghiên cứu robot Đại học Sơn Đông
GS Tô Học Thành (Su Xue Cheng) - người phụ trách dự án cho biết: thí nghiệm này dùng tín hiệu mã hoá kích thích vào một số vị trí thần kinh của chim bồ câu, điều khiển hệ thống thần kinh làm cho chim bồ câu bay lượn theo sự điều khiển của con người.
Một cụm 8 vi điện cực nối vào não của bồ câu và được cố định bằng thạch cao dùng trong nha khoa. Một thiết bị kích thích cũng được nối vào đó và qua máy tính, con bồ câu đã có thể di chuyển theo ý muốn của người điều khiển.
Nếu chim câu ngừng bay giữa chừng thì họ sẽ dùng phương pháp cưỡng chế để bắt buộc chim tiếp tục bay, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất.
"Chim robot" này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, để có thể ứng dụng vào thực tế vẫn phải cần thêm thời gian, vì những "thiết bị" gắn trên con chim như điện cực, thạch cao, thiết bị phát kích thích có thể tích khá lớn và nặng nên sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của chim câu.
Nhóm đề tài đang nghiên cứu cấy vào não chim câu một con chíp để không ảnh hưởng đến hoạt động và ngoại hình của chim. Ngoài ra, họ còn phải nghiên cứu phát triển thêm hệ thống dẫn đường siêu khoảng cách.
Năm 1999, Giáo sư Tô đã đề xuất đề tài nghiên cứu dùng động vật thay thế robot, hơn 1 năm sau so với quy định, con chuột robot đầu tiên đã ra đời ở Trung tâm nghiên cứu robot Đại học Sơn Đông. Nhưng do chuột bản tính nhút nhát nên trong quá trình thực nghiệm thường không phát huy được tác dụng.
Loại chim robot này có thể ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thăm dò, chụp ảnh từ không trung, chuyển tin, nghiên cứu các bầy chim và thăm dò ở những nơi con người không thể đến được, và đặc biệt có ý nghĩa trong vấn đề an ninh quốc phòng.
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò đốt chất thải rắn độc hại VHI-18B.
Art Lebedev mới đây hé lộ thông tin về một công nghệ mà công ty này đang phát triển, mang lại khả năng quan sát tốt cho lái xe khi đi sau những chiếc xe tải, xe container.
Hãng sản xuất thiết bị An ninh GE, Mỹ vừa đưa ra thị trường một loại hệ thống dò tìm chất nổ CTX 9000, có nguyên lý hoạt động giống như máy chụp cắt lớp CT scanner trong y tế.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ vừa phát triển được một loại chất dẻo mới có thể thách thức vị thế của silicon trong vai trò làm vật liệu cho một số thiết bị điện tử.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm John Innes của Anh đã thành công trong việc sử dụng virút Vigna unguiculata gây bệnh đốm vàng và đen trên cây đậu Hà Lan làm vật liệu trong công nghệ nano.
Công ty Đường sắt JR East của Nhật Bản vừa chế tạo thành công tàu hỏa sạch đầu tiên trên thế giới. Nhờ sự kết hợp của pin lithi-ion và đầu máy điêzen cải tiến, loại tàu hỏa thân thiện với môi trường này sẽ tạo ra ít khí thải.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++