Con rôbôt đầu tiên có thể nhảy như một con châu chấu và lăn như một trái banh. Rôbôt có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thám hiểm không gian trong tương lai.
“Jollbot” đã được tạo ra bởi Rhodri Armour, một nghiên cứu sinh tại đại học Bath. Hi vọng phát minh của ông-rô bôt có thể nhảy qua các chướng ngại và lăn qua địa hình nhẵn hơn-có thể được sử dụng cho việc thám hiểm không gian hay công việc khảo sát đất đai trong tương lai.
Một trong những thách thức đối với các rôbôt được thiết kế cho việc thám hiểm không gian là khả năng có thể di chuyển qua địa hình gồ ghề. Các rôbôt có chân nhìn chung rất phức tạp, để làm nên và điều khiển thì mắc tiền, và có vấn đề nếu chúng bị ngã. Các bánh xe là một giải pháp đơn giản hơn, nhưng hạn chế theo kích cỡ của các chướng ngại mà chúng có thể vượt qua.
Để giải quyết vấn đề, Rhodri và các đồng sự tại trung tâm về phỏng sinh học và công nghệ tự nhiên (Centre for Biomimetic & Natural Technologies) của đại học đang dựa vào thiên nhiên để tìm cảm hứng-thiết kế một rôbôt nhảy qua các chướng ngại vật trên đường đi như là một côn trùng.
“Jollbot” có hình dáng như là một hang động hình cầu có thể lăn theo bất kỳ hướng nào, mang đến cho nó tính linh hoạt ở các bánh xe mà không có vấn đề bị lật hay bị kẹt ở các ổ gà.
Rôbôt cũng linh hoạt và nhỏ, nặng ít hơn 1 kg, có nghĩa là không bị hư hỏng khi đáp xuống đất sau khi nhảy và do đó rẻ hơn các rôbôt thám hiểm truyền thống.
Ông Armour giải thích “Có những người khác lúc trước cũng đã làm ra các rô bôt nhảy và rôbôt lăn nhưng lần đầu tiên chúng tôi làm ra được rôbôt có thể làm cả hai”.
“Trong tự nhiên, có hai loại nhảy chính: nhảy ngắn, như một con kanguru-dùng động tác điều khiển chính xác và cơ trực tiếp để đẩy tới và “đứng lại và nhảy” như trong một con châu chấu, mà trữ năng lượng cơ trong các yếu tố như lò xo và đột nhiên phát ra năng lượng để nhảy”.
“Chúng ta đã tạo ra rôbôt nhảy giống như một con châu chấu, nhưng sử dụng các động cơ điện tử để dần dần trữ năng lượng cần thiết để nhảy trong bộ khung đàn hồi”.
“Trước khi nhảy, rôbôt nén mẫu hình cầu. Khi sẵn sàng, rôbôt tỏa ra năng lượng dự trữ, lập tức nhảy đến độ cao khoảng 0,5 met”.
Ông Armour, người vừa nộp luận văn tiến sỹ, đã dùng một máy chụp hình tốc độ cao để đo và phân tích việc rôbôt nhảy như thế nào và dự đoán việc rôbôt sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường ít trọng lực như là không gian.
Ông cho biết thêm, “ Những mẫu trong tương lai có thể có một loại da co giãn bao bọc trong các pin năng lượng mặt trời ở bên ngoài rôbôt, vì thế rôbôt có thể tự nạp năng lượng và các thiết bị cảm ứng điều khiển rôbôt để giúp chúng có thể cảm nhận về môi trường”.
Các bộ phận của rôbôt đã được làm bằng công nghệ tạo mẫu nhanh (rapid prototyping technology) tương tự như đã được sử dụng bởi máy RepRap của đại học. Công nghệ làm nên các bộ phận bằng cách “in” các lớp chất dẻo lên nhau để tạo ra một vật thể 3D.
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò đốt chất thải rắn độc hại VHI-18B.
Art Lebedev mới đây hé lộ thông tin về một công nghệ mà công ty này đang phát triển, mang lại khả năng quan sát tốt cho lái xe khi đi sau những chiếc xe tải, xe container.
Tập đoàn Corning vừa tìm ra được một công nghệ mới cho phép chế tạo những loại cáp quang có độ mềm dẻo rất cao, có thể uốn lượn được qua những góc cực hẹp, giúp tăng cường các dịch vụ Internet tốc độ cao tại các tòa nhà cao tầng.
Nếu một chếc xe bằng năng lượng mặt trời có thể chạy trong 32 dặm (tương đương với 52.000km) vòng quanh thế giới mà không tiêu tốn một giọt xăng nào thì có lẽ nó cũng có thể người ta cũng không trách cứ vì nó không có giá để tách cà phê. Hoặc có thể nó giúp chuyến hành trình của nhà thám hiểm Thụy Sĩ Louis Palmer thêm phần đáng chú ý hơn.
Một hãng điện tử Nhật Bản vừa chế tạo thành công một loại pin sinh học tạo ra điện từ… đường! Pin này có công suất đủ để chạy máy nghe nhạc và một cặp loa.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ vừa phát minh một loại pin “dẻo” có thể được dùng như một thiết bị lưu trữ điện năng bổ sung cho các thiết bị điện tử dân dụng thế hệ tiếp theo.
Một loại kính viễn vọng nhỏ chỉ bằng hạt táo được cấy ghép vào mắt nhằm giúp cải thiện thị lực cho người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi già. Thiết bị hỗ trợ thị giác này đang chờ FDA cấp phép sử dụng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++