Kính hiển vi huỳnh quang ‘siêu nét” mới

Nhờ vào một kỹ thuật sử dụng kính hiển vi phát huỳnh quang “siêu nét” mới , các nhà nghiên cứu trường đại học Harvard đã thành công khi phân giải các đặc tính của tế bào có kích thước chỉ 20-30 nanomet, kích thước nhỏ hơn hình ảnh chụp bằng kính hiển vi ánh sáng huỳnh quang truyền thống, theo buổi thuyết trình tại Cuộc họp thường niên lần thứ 48 của Hội Sinh Học Tế Bào Mỹ diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng 12 năm 2008 tại San Francisco.

Kỹ thuật sử dụng kính hiển vi “siêu nét” có thể giúp các nhà khoa học nhìn thấy các tế bào từ hướng bên với kích thước dưới 200-300 nm, là chiều dài của hầu hết các cấu trúc nội bào và ở tỉ lệ mà tế bào hoàn thành hầu hết các công việc của mình.

Kỹ thuật “siêu nét” của Harvard do Bo Huang, Xioawei Zhuang và các đồng nghiệp phát triển tại trường đại học, có tên Stochastic Optical Reconstruction Microscopy (STORM)

Đây là một trong những kỹ thuật soi kính hiển vi huỳnh quang có độ nét cao mà về cơ bản vượt trội sự nhiễu xạ “điểm mù” của kính hiển vi ánh sáng truyền thống

Bởi vì kính hiển vi ánh sáng truyền thống không thể phân giải hai vật thể gần hơn nửa chiều dài bước sóng của ánh sáng, nên chúng tạo ra các hình ảnh mờ và che khuất cho dù có phóng đại lớn bao nhiêu.

Theo các nhà nghiên cứu Harvard, STORM có thể thu ánh sáng phát ra từ một phân tử duy nhất trong mẫu.

Sử dụng các phân tử thăm dò, các phân tử có thể chuyển đổi ánh sáng giữa trạng thái hữu hình và vô hình, STORM có thể xác định vị trí của tất cả phân tử mong muốn và sau đó có thể tập hợp tất cả vị trí của những phân tử này để xác định cấu trúc.

Huang và các đồng nghiệp đã thích ứng STORM để nghiên cứu cấu trúc ba chiều và hiện nay có thể nhìn thấy toàn bộ một tế bào với độ phân giải hướng trục từ 50 đến 60 nm.

Còn có thể đạt được việc chụp ảnh nhiều màu bằng cách sử dụng chất huỳnh quang có thể chuyển đổi ánh sáng làm bằng các cặp tổ hợp chất nhuộm hoạt hóa và chất nhuộm hiển thị, 3-D STORM đa màu có thể nhìn thấy chi tiết những tương tác giữa cơ quan tế bào và bào thể.

Nhà nghiên cứu chính đã thuyết chính bài nghiên cứu “Nhìn thấy điều vô hình trong tế bào bằng kính hiển vi huỳnh quang siêu nét,” tại trung tâm Moscone vào ngày 16 tháng 12.

(Theo ScienceDaily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++