Ngày 8.8.2007, các nhà di truyền học Nhật Bản chính thức công bố đã tạo ra heo nhân bản thuộc thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới - một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nhân bản liên tiếp qua nhiều thế hệ.
Theo nhóm nghiên cứu, thành tựu này sẽ giúp các nhà khoa học rất nhiều trong nghiên cứu về y học cũng như các lĩnh vực khác.
GS Hiroshi Nagashima, chuyên gia di truyền học thuộc Trường Đại học Meiji ở Tokyo cho biết, một chú heo đực nhân bản thuộc thế hệ thứ tư đã chào đời tại trường này vào ngày 23.7 vừa qua.
Theo ông Nagashima, trước đây, việc nhân bản heo qua nhiều thế hệ là vô cùng phức tạp. Đó là bởi vì - theo cách nghĩ của nhiều nhà khoa học - chất liệu di truyền trong nhân của “tế bào của người/vật cho” (donor cell) có thể bị xuống cấp qua từng thế hệ. Nhưng thành công mới này đã chứng minh rằng, việc nhân bản liên tiếp qua nhiều thế hệ là một điều vẫn có thể thực hiện được mà không hề xảy ra hiện tượng xuống cấp của nhân tế bào.
TS Akira Onishi, chuyên gia di truyền học của Hội đồng Nghiên cứu Nông Lâm Ngư nghiệp của chính phủ Nhật, cho rằng chú heo mới này là heo nhân bản thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới. Ông nói: “Hiện tôi chưa nghe bất cứ trường hợp nhân bản tương tự nào xảy ra cả”.
Là thành viên của nhóm nghiên cứu, ông Onishi hy vọng rằng, thành tựu này có thể cung cấp thêm kinh nghiệm cho các nhà nghiên cứu khác về nhân bản. Phát biểu với báo chí, ông nói: “Từ trước đến nay, tỉ lệ nhân bản thành công là tương đối thấp, dù được thực hiện ở bất cứ chủng loài nào. Các nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng cải thiện hiệu quả nhân bản, nhưng vẫn chưa đạt được một bước tiến thực sự nào. Vì thế, thành công của chúng tôi đã góp phần tích cực vào việc cải thiện đó”.
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ đã nhân bản chuột đến thế hệ thứ 6. Nhưng ông Nagashima cho rằng, dự án của ông hữu ích hơn nhiều, bởi vì so với chuột, heo là loài vật gần gũi với con người hơn.
Theo ông, nếu nghiên cứu về nhân bản heo tiếp tục được đẩy mạnh, những cơ quan và tế bào của heo nhân bản có thể được sử dụng để cấy ghép cho con người để điều trị nhiều bệnh khác nhau - chẳng hạn như ghép tụy tạng của heo nhân bản cho bệnh nhân tiểu đường.
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò đốt chất thải rắn độc hại VHI-18B.
Art Lebedev mới đây hé lộ thông tin về một công nghệ mà công ty này đang phát triển, mang lại khả năng quan sát tốt cho lái xe khi đi sau những chiếc xe tải, xe container.
Một loại kính viễn vọng nhỏ chỉ bằng hạt táo được cấy ghép vào mắt nhằm giúp cải thiện thị lực cho người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi già. Thiết bị hỗ trợ thị giác này đang chờ FDA cấp phép sử dụng.
Các bàn đạp xuất phát mang tính đột phá có thể làm cho kỷ lục bơi lội thế giới bị phá vỡ lần nữa vào 2009, sau một mùa Olympic khi các bộ quần áo bơi công nghệ cao giúp các đấu thủ bơi nhanh hơn bất kỳ lúc nào.
Giống như các giáo viên gõ thước trước khi thông báo bài tập về nhà trong các lớp học ồn ào, những thằn lằn Puerto Rican ngẩng người lên trước khi bắt đầu lúc lắc cái đầu để ra hiệu thông báo cho đồng loại biết về lãnh thổ và tình trạng của chúng, dựa theo một nghiên cứu mới bởi những nhà nghiên cứu tại Đại Học California, Davis.
Khi công nghệ tiếp tục rút ngắn, và khi các nhu cầu ghi nhớ trở nên khẩn thiết hơn, ngành công nghiệp đang nhắm đến những yêu cầu thiết bị vi điện tử vừa sinh lợi nhuận vừa có trọng lượng nhẹ. Và, trong khi những vật liệu có tính hệ thống cho thấy nhiều hứa hẹn thì chúng vẫn chưa có đầy đủ đặc tính cần thiết được yêu cầu cho ứng dụng trong nhiều lĩnh vực rộng lớn. “Những bộ nhớ có tính hệ thống kéo dài trong thời gian lâu nhất là khoảng 5000 giây. Thiết bị này không kể đến ứng dụng thực tế trong nhiều trường hợp như là một thiết bị ghi nhớ”Rodrigo Martins cho biết.
Một loại robot mang tên RP - 7, trị giá 150.000 USD đang được một bác sĩ ở bang Maryland, Mỹ sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Với robot này, bác sĩ và bệnh nhân có thể giao tiếp với nhau ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào thông qua một màn hình giao tiếp.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++