Một công nghệ màn hình mới có thể khiến cho giấy điện tử trông giống với giấy thật hơn. Loại mực thông thường được sử dụng ở giấy in có độ sáng và độ tương phản đen trắng hơn cao hơn so với giấy điện tử.
Loại màn hình mới này, được các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cincinnati, ở Ohio, Mỹ thiết kế có khả năng phù hợp với độ sáng và độ tương phản ở các phương tiện truyền thông in trên giấy. Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này có tiềm năng đánh bại các công nghệ giấy điện tử, bằng sự kết hợp của độ tương phản cực cao: tốc độ chuyển đổi video cao và một khối lớn mỏng.
Giáo sư kỹ thuật máy tính và điện tử Jason Heikenfeld, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã chứng minh một công nghệ tạo ra độ sáng và độ bão hoà màu sắc giống như ở giấy in.
Các pixel chuyển đổi từ đen sang trắng trong vòng một miligiây, khiến cho công nghệ này phù hợp với video (các LCD hiện chuyển đổi mất vài miligiây). Tốc độ làm mới (refresh) chậm hơn tới hàng trăm mili giây là một trong những vấn đề chính gây rắc rối cho giấy điện tử ngày nay.
Cho tới nay, Heikenfeld và cộng sự đã chế tạo các màn hình đen trắng cứng phản chiếu 55% ánh sáng bao quanh, cao hơn bất cứ một sản phẩm giấy điện tử nào hiện đang có trên thị trường. Giấy trắng phản chiếu 85% ánh sáng xung quanh, vì vậy nó trông sáng hơn hệ thống của Heinkenfeld. Nhưng ông cho biết, công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra các màn hình nhựa dẻo đủ màu đạt hơn 60% độ sáng và các vật liệu và quy trình chế tạo cao cấp cuối cùng có thể khiến cho thiết bị của ông sáng như giấy trắng.
Thiết kế mới đưa ra cùng những lợi thế giống như của LCD so với các thiết bị giấy điện tử, ví dụ như máy đọc Sony và Amazon Kindle. Những thiết bị này, dựa trên công nghệ E Ink, phản chiếu ánh sáng thay vì phát ánh sáng, khiến cho chúng dễ nhìn trong ánh mặt trời sáng và hiệu quả về năng lượng hơn so với màn hình LCD. Nhưng chúng có độ sáng từ 35 tới 40%, khiến cho tỷ lệ tương phản thấp so với giấy in.
Ở các pixel của nhóm, các nhà nghiên cứu sử dụng các lớp nhôm phản xạ ánh sáng và mực đen cacbon cho một màu đen sâu. Đầu tiên, một lớp polime được làm khuôn bằng các giếng chứa mực đen. Một màng nhôm được lắng trên một polime và được đậy bằng một lớp điện cực trong suốt kẽm ôxit. Một điện thế chạy suốt lớp nhôm và điện cực ITO kéo mực ra khỏi các giếng và trải rộng nó trên toàn bộ vùng pixel.
Các pixel nhỏ bằng 100 micromet, khiến cho màn hình có độ phân giải 300 chấm/inch. Độ phân giải này cao hơn bất cứ một máy đọc điện tử nào có trên thị trường. Nhóm nghiên cứu cho biết, đặt các bộ lọc màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh da trời trên mỗi một pixel sẽ tạo ra các màn hình màu.
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò đốt chất thải rắn độc hại VHI-18B.
Art Lebedev mới đây hé lộ thông tin về một công nghệ mà công ty này đang phát triển, mang lại khả năng quan sát tốt cho lái xe khi đi sau những chiếc xe tải, xe container.
Với kích thước chỉ bằng một bao thuốc lá nhưng chiếc vi trực thăng này có thể thu thập thông tin tình báo chiến trận cho quân đội chỉ bằng một cái lắc nhẹ cần điều khiển.
Các nhà khoa học từ Viện Công Nghệ California (Caltech) đã tạo ra được một hợp chất thủy tinh kim loại kết cấu, dựa trên titanium, có đặc tính nhẹ hơn và rẻ tiền hơn bất cứ hợp chất nào mà nhóm đã tạo ra trước đây, trong khi vẫn duy trì độ bền và độ mềm dẻo – khả năng biến dạng mà không bị bể gãy.
Một cảm biến sinh học cực nhỏ có thể phát hiện ra vi khuẩn Salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc) trong các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được một khoa học gia thuộc Sở Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) và các bạn đồng nghiệp tại trường đại học phát triển. Cảm biến này còn có thể được sử dụng để phát hiện các mầm bệnh do thực phẩm khác.
Nhờ vào một kỹ thuật sử dụng kính hiển vi phát huỳnh quang “siêu nét” mới , các nhà nghiên cứu trường đại học Harvard đã thành công khi phân giải các đặc tính của tế bào có kích thước chỉ 20-30 nanomet, kích thước nhỏ hơn hình ảnh chụp bằng kính hiển vi ánh sáng huỳnh quang truyền thống, theo buổi thuyết trình tại Cuộc họp thường niên lần thứ 48 của Hội Sinh Học Tế Bào Mỹ diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng 12 năm 2008 tại San Francisco.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++