Lớp băng trên dãy núi Alpes ở Thụy Sĩ cứ mỗi năm lại bị mòn bớt đi vài chục cm. Dự báo, lớp băng này sẽ tan chảy hết vào năm 2050.
Núi Alpes sẽ tan chảy hoàn toàn vào năm 2050, thêm một lời cảnh báo về sự thay đổi nhiệt độ của trái đất.
Phía Tây của dãy Alpes bắt nguồn từ Pháp, và chạy qua Italy, Thuỵ Sĩ, Liechtenstein, Đức, còn phía Đông kéo dài đến tận Áo.
Nhà khoa học Roland của Viện sinh thái học thuộc Đại học Innsbruck, Áo sau khi nghiên cứu đã phát hiện ra, thể tích băng trên núi này hàng năm bị nhỏ lại khoảng 3%, độ dày của băng mỗi năm cũng giảm đi 1m.
Nếu các lớp băng trên Alpes cứ tan chảy theo tốc độ hiện nay thì chỉ đến năm 2037, phần lớn băng đã bị tan hết.
Độ dày bình quân của băng trên Alpes hiện nay là khoảng 30m, và có thể khẳng định rằng sẽ không có sự hình thành lớp băng mới.
Các cơ quan hữu quan của Thụy Sĩ cũng đã tiến hành đo đạc sơ bộ, năm 2004, độ dày bình quân của lớp băng đã giảm đi 70cm, năm 2005 giảm khoảng 60cm.
Từ những năm 80 đến nay, độ dày bình quân của lớp băng này đã giảm đi 9,6m. Đài giám sát băng thế giới đặt tại Zu-rích, Thụy Sĩ đã theo dõi 30 tầng băng ở 9 dãy núi băng lớn trên thế giới và thấy rằng, các lớp băng vẫn đang tan dần.
Do một trong những nguyên nhân làm thay đổi khí hậu của trái đất chính là lượng Dioxit cacbon thải ra quá nhiều từ cuộc sống của con người, một câu lạc bộ xe hơi của Áo đã kêu gọi các thành viên nên đi bộ hoặc đi xe đạp khi đi làm. Câu lạc bộ này cho rằng, các chủ xe hoàn toàn có thể đi bộ hoặc đi xe trượt để tránh ô nhiễm môi trường.
Hàng năm, Alpes còn là nơi hội tụ của những người yêu thích môn trượt tuyết từ khắp nơi trên thế giới, đem lại doanh thu hàng triệu USD cho ngành du lịch địa phương. Nếu lượng tuyết ngày càng giảm sút thì tất nhiên, sự phát triển của ngành du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, để bảo vệ cho dãy Alpes, một số người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường ở Châu Âu còn đề nghị huỷ bỏ Cúp trượt tuyết thế giới để bảo vệ lượng tuyết trên núi Alpes.
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng lò đốt chất thải rắn độc hại VHI-18B.
Art Lebedev mới đây hé lộ thông tin về một công nghệ mà công ty này đang phát triển, mang lại khả năng quan sát tốt cho lái xe khi đi sau những chiếc xe tải, xe container.
Ngày 3.4, Pháp đã cho chạy thử tàu điện siêu tốc TGV - V150 với vận tốc 574,8 km/giờ khi nó chạy trên đường ray thông thường nối hai thành phố Paris - Strassburg, một kỷ lục thế giới mới.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã chế tạo thành công một con chim bồ câu - robot. Con chim máy này có thể bay theo khẩu lệnh của người. Đây là con chim máy đầu tiên trên thế giới.
Hãng sản xuất thiết bị An ninh GE, Mỹ vừa đưa ra thị trường một loại hệ thống dò tìm chất nổ CTX 9000, có nguyên lý hoạt động giống như máy chụp cắt lớp CT scanner trong y tế.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++