Biểu hiện cảm xúc bằng nét mặt là bẩm sinh, không phải qua học hỏi.

So sánh sự biểu hiện nét mặt của vận động viên sáng mắt và mù vừa thua trận đấu tranh huy chương vàng. Ảnh: Bob Willingham

Sự biểu hiện cảm xúc trên mặt được “nối cứng” vào gen chúng ta, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu cho rằng biểu hiện cảm xúc trên mặt là bẩm sinh chứ không phải là sản phẩm của việc học hỏi. 

 Đây là nghiên cứu đầu tiên cùng loại chứng minh rằng cả những người nhìn thấy được và mù đều sử dụng cùng biểu hiện nét mặt giống nhau, tạo ra các cử động cơ mặt giống nhau khi phản ứng với kích thích cảm xúc cụ thể.

Nghiên cứu cũng mang lại cái nhìn mới về cách thức con người quản lý sự biểu hiện cảm xúc theo tình huống xã hội, cho thấy rằng khả năng điều chỉnh sự biểu hiện cảm xúc không phải là việc học hỏi thông qua sự quan sát.

Giáo sư tâm lý học David Matsumoto của trường đại học bang San Francisco so sánh biểu hiện nét mặt của các vận động viên judo sáng và mù tại thế vận hội mùa hè 2004 và thế vận hội Paralympic. Đã có trên 4800 bức ảnh được chụp và phân tích, có cả những tấm ảnh của vận động viên từ 23 nước.

 “Sự tương quan thống kê giữa biểu hiện nét mặt của người sáng và người mù gần như là hoàn hảo,” giáo sư Matsumoto cho biết. “Điều này ám chỉ rằng một thứ gì đó về mặt di truyền ở trong chúng ta là nguồn biểu hiện cảm xúc trên mặt.

Giáo sư phát hiện thấy rằng người sáng và mù quản lý biểu hiện cảm xúc theo cùng cách thức trong các tình huống xã hội. Chẳng hạn, bởi vì bản chất xã hội của buổi trao huy chương Olympic, 85% vận động viên được trao huy chương bạc, những người thua trận tranh huy chương vàng, đã có “nụ cười xã hội” trong suốt buổi lễ.

Nụ cười xã hội chỉ sử dụng cơ miệng trong khi nụ cười thật sự, sẽ làm cho mắt lấp lánh và hẹp lại và má nhô lên.

 “Người thua cuộc nâng môi dưới như thể điều khiển cảm xúc trên khuôn mặt và nhiều người có nụ cười xã hội,” giáo sư Matsumato nhận định. “Những người mù bẩm sinh không thể học để điều khiến cảm xúc theo cách này thông qua việc học hỏi bằng thị giác vì vậy ắt hẳn phải có một cơ chế khác.

Có khả năng là cảm xúc của chúng ta, và hệ thống điều khiến chúng, là di tích của tổ tiên tiến hóa của mình. Có thể là khi phản ứng với cảm xúc tiêu cực, con người đã phát triển một hệ thống đóng miệng lại để ngăn nó không la hét, cắn hoặc nói ra những điều xúc phạm.”

(Theo ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++