Các bệnh nhân phải trải qua căng thẳng dữ dội hay thường xuyên nhiều hơn những người khác sẽ chịu những cơn đau mà các triệu chứng không thể hay ít nhất cũng không hoàn toàn là do nguồn gốc hữu cơ.
Nhà tâm lý học Dirk Frieser tại Viện Tâm Lý tại Đại Học Gutenberg University Mainz , Đức cho biết “Đó là tình trạng mà phụ nữ bị căng thẳng tâm lý thường xuyên rất nhiều và tình trạng được gọi là rối loạn đau cơ thể nhiều hơn đàn ông”.
Vì bản luận văn tiến sỹ của ông, Frieser và nhà tâm lý học cộng sự Stephanie Körber đã chất vấn 308 bệnh nhân tham gia hai phòng khám của các bác sỹ đa khoa tại Mainz.
Các bệnh nhân đã được hỏi về tình trạng sức khoẻ của họ và những triệu chứng đau và cả về những lo lắng về bệnh, việc họ phản ứng như thế nào khi bị bệnh, những sự giúp đỡ về mặt xã hội mà họ nhận được, và những căng thẳng tâm lý này mà họ đã trải qua, cùng với những khía cạnh khác.
Sau đó, các triệu chứng đau mà các bệnh nhân mô tả được đánh giá bởi các bác sỹ của họ.
Các triệu chứng về cơ thể .. , những triệu chứng không thể hay không giải thích được đầy đủ về phương diện y học là một hiện tượng phổ biến một cách đáng kinh ngạc. Theo Friser, “đến 80% những triệu chứng được báo cáo trong các phòng khám của các bác sỹ đa khoa thì thuộc về chức năng cơ thể”.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bệnh nhân đơn giản “mường tượng” rằng họ có những triệu chứng này. Các triệu chứng dạng cơ thể thì có thật. Chúng làm suy giảm chất lượng sống và cũng có thể gây ra những rối loạn có liên quan về mặt lâm sàng mà đòi hỏi phải có điều trị về tâm lý, như là liệu pháp hành vi nhận thức.
Các rối loạn về cơ thể thì thường được bỏ qua như là “chứng nghi bệnh”, thường gồm các triệu chứng đau mà còn các triệu chứng khác như là hoa mắt, rất nhạy cảm trong các vùng cơ thể và mệt mỏi hay kiệt sức.
Theo Frieser, điều quan trọng là không phải ai cũng có các triệu chứng bệnh về chức năng cơ thể là bị chẩn đoán là bị rối loạn chức năng cơ thể. Vấn đề chất lượng cuộc sống của một bệnh nhân bị suy giảm và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về tâm lý mà họ trải qua là các nhân tố quyết định ở đây.
Xem như điểm bắt đầu với bản khảo sát từ các phòng khám của các bác sỹ đa khoa tại Mainz dưới sự giám sát của giáo sư Wolfgang Hiller tại đại học Mainz, Freiser và Körber đã quyết định điều tra sự căng thẳng về tâm lý có ảnh hưởng gì lên việc đau của các bệnh nhân và xác định liệu cơn đau có phải là không phải do nguyên nhân có thể xác định về mặt y khoa không.
“Các kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ sảy ra cơn đau rất cao ở những vùng cơ thể ở những bệnh nhân hiện đang bị căng thẳng tâm lý hay những người bị căng thẳng ở 12 tháng trước nhiều hơn những bệnh nhân khác”.
Theo Frieser, có thể là các bệnh nhân mà báo cho các bác sỹ của họ có những triệu chứng đau phức tạp mà không thể giải thích được về mặt y khoa thì rất có thể đang chịu một rối loạn trầm cảm đòi hỏi cần phải được chữa trị.
Trong những trường hợp căng thẳng trầm trọng, các bệnh nhân sẽ tỏ ra là thất vọng, chán nản, các thay đổi trong sự thèm ăn, trọng lượng cơ thể, mất ngủ, hay là có nhu cầu ngủ tăng lên, mệt mỏi, thiếu sức sống, và các xáo trộn vận động và tâm thầm.
Những bệnh nhân này không hiếm khi nghĩ đến tự sát. Các thay đổi về tính khí ngắn hạn trong khoảng gần 2 tuần thì không được coi là các yếu tố có đặt điểm của rối loạn này.
Các kết quả của báo cáo từ các bác sỹ đa khoa tại Mainz đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân loại và đánh giá các triệu chứng đau chính xác đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các bác sỹ đa khoa đã kết luận là cơn đau là thuộc về chức năng cơ thể trong 73% trường hợp, và có thể giải thích đầy đủ về mặt y khoa chỉ là 27% trường hợp còn lại.
Khi cơ đau được qui là do nguyên nhân hữu cơ, thì việc liệu bệnh nhân có bị căng thẳng thần kinh không thì không liên quan: cường độ, thời gian, và ảnh hưởng làm suy yếu sức khoẻ từ cơn đau thì tương đương ở cả hai nhóm bệnh nhân.
(Theo Thurose (theo sciencedaily) // Sở KHCN Đồng Nai )
Các tin mới hơn :
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |