Tại sao có thêm nhiều người chết trên Everest

Một nhóm các chuyên gia quốc tế đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về các nguyên nhân chính về số người leo lên Everest bị tử vong thật ngạc nhiên khi thấy rằng, những yếu tố như là thời tiết khắc nghiệt hơn, sự mệt mỏi và não sưng lên đóng vai trò đáng kể. Điều này xua tan những câu chuyện về tuyết lở, băng đổ và các vấn đề phổi là những yếu tố chính.

Nghiên cứu là công trình của các chuyên gia Bắc Mỹ và Anh Quốc về y tế, sinh lý học và khí tượng học. Và sẽ được công bố vào số báo ngày 20 hoặc 27 tháng 12 của tạp chí British Medical Journal, được phát hành trực tuyến trước.

Núi Everest là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên hành tinh này. Từ 1920, hành ngàn các nhà leo núi đã cố gắng leo lên đến đỉnh cao khoảng 8850 mét so với mực nước biển. Hơn 200 người đã chết vì mục đích đó.  

Tiến sỹ Kent Moore, một giáo sư về Vật Lý ở Mississauga tại đại học Toronto giải thích :

“Từ trước tới nay chưa bao giờ có ai nghiên cứu về những cái chết này bằng một phương pháp kết hợp”.    

Ông nói thêm “Chúng ta hiện nay không biết một cách chắc chắn là yếu tố nào đóng vai trò chính và yếu tố nào thì không”. 

Moore và các đồng sự xem xét 212 số tử vong ở Everest từ 1921 và 1996. Họ đã dùng nhiều nguồn, gồm Cơ Sở Dữ Liệu Himalya- Himalaya Database-là một bộ sưu tầm các dữ liệu về cuộc thám hiểm đến 300 đỉnh núi chính trên dãy núi cao nhất của thế giới.

Họ thấy rằng, trong số đó thì

  • 192 người chết, tương đương 1,3% tỷ lệ tử vong sảy ra trong khoảng thời gian được nghiên cứu, cao hơn rất nhiều đối với các ngọn núi khác.  

  • Thời tiết khắc nghiệt là một yếu tố gây ra 25% tất cả số tử vong.

  • Trên 8000 mét, những người chết không có các vấn đề về phổi thường cho thấy các dấu hiệu của phù nề ở não và suy giảm về nhận thức.

  • Cũng có một khuynh hứơng chung trong số những người chết là đi sau những thành viên khác, mệt mỏi trông thấy và trèo lên đỉnh trễ.   

  • Hầu hết những người leo núi chết trong khi đi xuống các đường dốc cao hơn, trên 8000 mét, trong khi hầu hết những người sống vùng núi này (từ Nepal hay Tibet) chết ở những đường dốc thấp hơn. 

  • Một cuộc thám hiểm Everest thường mất 60 ngày, nhưng hơn 80% người chết trong số các nhà leo núi sảy ra vào ngày họ cố gắng lên đến đỉnh. 

Chủ nhiệm nghiên cứu tiến sỹ Paul Firth và một người dạy về gây tê tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, một bệnh viện giảng dạy của trường Y Harvard ở Boston cho biết:

“Như trước đây phỏng đoán cho rằng các vụ tuyết lở và băng đổ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hay chứng phù ở phổi do độ cao cũng là một vấn đề thường sảy ra tại độ cao ngất trời như thế. Nhưng kết quả của chúng tôi không ủng hộ những phỏng đoán trên”.

Đồng tác giả tiến sỹ John Semple, giáo sư về khoa phẫu thuật tại đại học Toronto cho biết những phát hiện sẽ:

“Cung cấp một cơ sở cho một sự an toàn được nâng cao cho các nhà leo núi và những người dân Himalaya ráp danh biên giới Nêpal và Tây Tạng ”. 

Firth, người cùng với ba đồng tác giả, là một nhà leo núi Himalaya đầy kinh nghiệm thành thạo việc kiểm soát những bệnh do độ cao nhấn mạnh:

“Đa số những người chết trên Everest là đang trong thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời, để gia đình và bạn bè ở lại”. 
Ông cho biết thêm “ Leo núi chỉ là thú vui. Không đáng chết hay rời bỏ người khác ở đó và chết. Cẩn trọng là điều khác biệt của những nhà leo núi giỏi--ngọn núi sẽ luôn ở đó năm sau”.

(theo physorg - Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++