Con người thật sự có giác quan thứ sáu?

Một thử nghiệm mới cho thấy chúng ta có thể có giác quan thứ sáu, giác quan cho phép người mù “nhìn thấy” (file picture)

Để người mù lấy lại được ánh sáng thường đòi hỏi phải có phép màu – hoặc theo kiểu xa xưa theo kinh t1hánh, hoặc theo cách hiện đại là y khoa.

Tuy nhiên một trường hợp phi thường vào tuần trước cho thấy có thể có một loại phép màu khác có thể giúp người mù “nhìn thấy” – và nó có thể khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về hiểu biết chung của mình về cách thức giác quan của con người hoạt động.

Tạp chí Current Biology đăng trường hợp một người đàn ông đã bị mù hoàn toàn do tổn thương não đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên khi vượt qua hàng loạt chướng ngại vật mà không cần bất cứ sự trợ giúp hoặc thực tập nào trước.

Đây có lẽ là ví dụ thuyết phục nhất cho đến nay về cái gọi là “khả năng nhìn của người mù” – khả năng lạ thường của một số người tuy đã mất thị giác nhưng vẫn có khả năng nhìn mà không cần nhận hình ảnh trong mắt và não.

Bởi vì khả năng nhìn của người mù là một khái niệm mơ hồ, thường được cho là có liên quan đến sự huyền bí, nên nó thường bị các nhà nghiên cứu bác bỏ cho là chuyện hoang đường. Tuy nhiên đây là một trường hợp thách thức bất cứ giải thích đơn giản nào.

Các nhà khoa học tại trường đại học Tilburg ở Hà Lan phát hiện ra, người đàn ông vô danh, có thể định hướng đường của mình qua hàng loạt hộp và ghế, mặc dù hàng loạt cơn đột quỵ đã làm hư hại võ não thị giác của ông đến mức những cuộc kiểm tra cho thấy ông đã bị mù hoàn toàn.

Vậy làm cách nào ông làm được điều đó? Nó nói cho chúng ta biết điều gì về cách mà chúng ta “nhìn” thế giới?

Và đó có là bằng chứng thuyết phục, như nhiều người cho rằng, con người có giác quan thứ sáu ẩn giấu, có thể phát hiện những khía cạnh của thế giới xung quanh chúng ta theo một cách thách thức bất cứ lời giải thích logic nào?

Điều đầu tiên nhận thấy  là khoa học yêu phân loại.

Chúng ta có 5 giác quan, một phần bởi vì “5 và một ít giác quan” thì rối rắm và “không khoa học”

Và tuy nhiên nó có thể là một tả chính xác hơn rất nhiều về những gì đang diễn trong mặt phân giới phức tạp giữa thế giới bên ngoài và não của chúng ta.

Chẳng hạn, dường như là trong trường hợp của người đàn ông mù, mặc dù ông không có nhận thức ý thức về thế giới thị giác, nhưng não của ông, bằng cách nào đó, theo dõi một cách cẩn thận mọi thứ xung quanh ông, bằng cách xử lý những tín hiệu điện đang chuyển qua mắt ông và thần kinh thị giác (tuy vẫn còn bị tổn thương do đột quỵ) mặc dù phần “thị giác” bình thường của não ông bị hư hại đến mức không thể chữa được.

Sử dụng thuật ngữ khoa học thì não của ông đang tạo ra bất cứ “qualia” thị giác nào, thuật ngữ để chỉ việc trải qua nhận thức các cảm giác, như nhìn hay âm thanh.

Mặc dù bị mù, Mike Newman lái xe hơi với tốc độ 165,94 dặm một giờ

Mặc dù ông không thật sự nhận thức được nguyên nhân, các bản quét cho thấy một số phần nhất định của não ông, không liên kết với việc nhìn một cách bình thường, “sáng lên” khi ông được cho xem ảnh của những người khác, kéo theo hàng loạt các biểu hiện nét mặc khác nhau – như nỗi sợ hãi, giận dữ hoặc sung sướng.

Sự kỳ lại này có lẽ không nên làm chúng ta ngạc nhiên. Các giác quan của chúng ta hình thành một phần hệ thống huyền bí nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết được - não người

Thật sự, so với một kg chất xám trong não của bạn, thì ngay cả những ngôi sao và các dãi ngân hà to lớn nhất cũng có một số bí ẩn.

Bất cứ ai tuyên bố rằng mình biết não hoạt động ra sao, hoặc biết chính xác những gì đang diễn ra khi mắt của chúng ta nhìn thấy một vết sáng đỏ, hoặc mũi ngửi thấy mùi càfê thoang thoảng, thì đơn giản là đang lừa dối hay nói dối.

Mặc dù qua nhiều thế kỷ tìm hiểu, những bí ẩn như thế vẫn chưa giải thích được.

Tuy nhiên, chúng ta lại biết rằng, có rất nhiều sự dị thường kỳ lạ.

Chẳng hạn, chúng ta biết rằng con người, so với những động vật khác, có thị giác cực kỳ tốt – so với chim và tốt hơn rất nhiều so với hầu hết động vật có vú. Nhìn là giác quan chính của chúng ta.

Tuy nhiên, một cách khá huyền bí là một giác quan khác – ngửi – là giác quan mà nhiều người chúng ta có khả năng tạo ra những phản ứng cảm xúc mạnh nhất.

Ví dụ, khi được cho xem một bức ảnh trường tiểu học, hầu hết chúng ta sẽ nhận ra một cách mơ hồ.

Mắt của trí óc: Mắt thu thập thông tin, nhưng não là cơ quan thị giác thật sự.

Trái lại, chỉ với dấu hiệu của mùi đánh bóng sàn gỗ ở trường hay mùi ngay ngáy của bắp cải luộc từ nhà bếp của trường, cũng đủ để mang tất cả những ký ức tuổi thơ ùa về dào dạt.

Cũng huyền bí như vậy, tất cả các giác quan của chúng ta dường như hoạt động ở một vài mức độ. Nếu bạn đang ngồi khi đọc bài báo này, hãy suy nghĩ một lát về cảm giác đến từ mông và lưng dưới của bạn.

Thời điểm bạn làm như vậy, bạn sẽ bất chợt nhận thấy áp lực của chiếc gối đệm ghế dưới bạn, đườnng bao quanh hình dáng của nó và nó thoải mái (hay không thoải mái ra sao).

Trong thuật ngữ tâm lý học, bạn đang “tham gia” vào những đầu vào cảm giác này.

Tuy nhiên trước khi bạn chọn để hướng “mắt của trí óc” vào ghế, bạn có thể hoàn toàn không nhận thức được tất cả những cảm giác này, mặc dù một trong năm giác quan liên quan – xúc giác – luôn luôn làm việc.

Lúc đó có một hiện tượng tâm lý nổi tiếng gọi là “hiệu ứng tiệc cóctai”

Đây là khả năng của não người phát hiện, ngay lập tức, thông tin quan trọng và hợp lý từ một loạt tín hiệu cảm giác vô nghĩa khác.

Nếu bạn đang ở tại một bữa tiệc đông đúc, có thể bạn sẽ chỉ nhận thấy tiếng nói xì xào. Tuy nhiên nếu ai đó đề cập đến tên của bạn, chỉ nhỏ thôi và từ góc bên của phòng, sác xuất là bạn sẽ ngay lập tức nghe thấy.

Dường như là bạn có một người kiểm tra vô thức ở trong đầu của mình – một “người nhỏ xíu” chẳng hạn – kiểm tra những gì đi vào từ mắt và tai của bạn …, trước khi quyết định điều gì quan trọng để cho trí óc nhận thức của bạn biết.

Dĩ nhiên, ý tưởng về một người nhỏ ở trong đầu của bạn thật ngớ ngẩn – nhưng nó xứng để minh họa cho việc não của chúng ta hoạt động ở tất cả loại cấp độ của nhận thức ý thức , và không phải luôn luôn theo cách mà chúng ta nhận thấy được.

Hãy nghĩ về lần gần đây nhất bạn lái xe đi làm, chẳng hạn. Bạn ý thức về chuyến đi như thế nào? Có bao nhiêu chỗ quanh khúc khuỷu bạn có thể nhớ?

Và bạn trả lời “không có chỗ nào cả”; có thể bạn đã vận hành, rất an toàn, một cỗ máy hoàn toàn phức tạp (xe hơi) gần giống như bạn là một robot không suy nghị khi bạn đang nghĩ về một điều gì đó thú vị hơn. Thật kỳ lạ.

Sự tương tác giữa “trí óc” và giác quan thật sự là một trong những khía cảnh ngạc nhiên nhất của thế giới tự nhiên.

Và vì chúng ta không thể chắc chắn cách thức nó hoạt động ra sao thì có vẻ là một điều ngốc nghếch khi thẳng thừng bác bỏ hiện tượng giác quan thứ sáu, như khả năng nhìn của người mù.

Ngay cả đối với một trường hợp lạ lùng hơn chúng ta cũng không nên vội bác bỏ thẳng thừng là khả năng siêu linh như viễn cảm, mặc dù thiếu chứng cứ khoa học rõ ràng.

Có một điều chắc chắn là chúng ta càng tìm hiểu về hoạt động của trí óc bao nhiêu, càng thấy được khả năng lạ thường của nó bấy nhiêu. 

(Theo Dailymail - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++