Nước ép bưởi có độc hại không?

Bản thân loại nước ép này không độc hại, nhưng bạn nên cẩn thận khi uống thuốc chung với nó.

Nước ép bưởi có thể làm tăng liều lượng một số loại thuốc trong máu. Tác dụng của bưởi được phát hiện sau khi người ta sử dụng nước ép của nó để lấn át mùi của thuốc. Vì thế, nếu muốn an toàn khi ăn bưởi cùng với uống thuốc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Uống thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Bạn nên biết mình đang làm gì.

Ví dụ, các sản phẩm sữa giàu canxi hoặc các sản phẩm chống axit nào đó có thể ngăn không cho các kháng thể hấp thụ vào dòng máu. Cây bạch quả có thể làm giảm công hiệu của các loại thuốc làm loãng máu và làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ.

Bạn nên tự học lấy những điều này để có thể biết có những thành phần linh hoạt nào trong đơn thuốc và các loại thuốc không kê toa mà bạn đang uống.

Một số người xem các loại thuốc giảm đau không kê toa như thể chúng vô hại. Chúng có thể gây tác hại cho bạn nếu bạn uống không đúng cách. Chúng chứa các loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium và aspirin. Acetaminophen có trong thuốc Tylenol. Ibuprofen trong Advil. Naproxen sodium trong Aleve.

Nhiều đơn thuốc hoặc thuốc không kê toa trị các triệu chứng phức tạp như thuốc cảm cúm chẳng hạn, còn chứa acetaminophen và các thành phần giảm đau khác. Vì thế bạn phải cẩn thận, không uống quá nhiều bất kỳ 1 thành phần nào như uống hơn 1 loại thuốc có chứa thành phần đó.

Người cao tuổi uống thuốc nhiều hơn những nhóm tuổi khác bởi vì họ có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn. Uống một vài loại thuốc trong cùng 1 ngày cũng gây nguy hiểm. Dưới đây là một số lời khuyên để tránh các mối nguy này:

  • Luôn cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đã uống, bao gồm cả dược thảo và các loại thuốc không kê toa.

  • Nói cho bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ của bạn biết về các vấn đề mà bạn đã mắc phải với các loại thuốc như phát ban, khó tiêu hoặc chóng mặt.

  • Đừng uống lẫn bia rượu với thuốc trừ khi bác sĩ cho phép. Một số thuốc không phát huy hết công dụng hoặc có thể gây bệnh cho bạn nếu bạn uống chung với bia rượu.

Lời khuyên tốt nhất đó là: đừng ngại hỏi bác sĩ về các loại thuốc của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi nên hỏi:

Nên uống thuốc này khi nào? Khi cần thiết hay theo thời khoá biểu? Uống trước, cùng hay giữa các bữa ăn? Hay uống trước khi đi ngủ? Có nên uống thường xuyên hay không? Bao lâu sẽ phải uống 1 lần? Tôi sẽ cảm thấy thế nào một khi bắt đầu uống thuốc này? Bằng cách nào để biết thuốc đang phát huy tác dụng? Tôi nên làm gì nếu tôi quên uống thuốc? Tôi có thể gặp những tác dụng phụ gì khi uống thuốc này? Thuốc này có thể tương tác với các đơn thuốc khác và các thuốc không kê toa mà tôi đang uống hiện giờ không, bao gồm cả thảo dược và các chất bổ khác không?

(Theo Bluesky (LiveScience) // Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++