Lắng nghe âm nhạc bạn yêu thích có thể có lợi cho hệ tim mạch của bạn. Các nhà nghiên cứu tại khoa Y trường đại học Maryland ở Baltimore (University of Maryland School of Medicine) lần đầu tiên cho thấy rằng những cảm xúc được đánh thức bởi âm nhạc vui vẻ có thể có tác dụng tốt lên chức năng của mạch máu.
Âm nhạc-được chọn bởi những người tham gia nghiên cứu bởi vì loại nhạc đó làm cho họ có tinh thần tốt và mang đến cho họ niềm vui- đã làm cho mô ở màng trong của các mạch máu giãn nở để làm gia tăng lưu lượng máu. Phản ứng tốt cho sức khỏe hợp với những gì các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong nghiên cứu về tiếng cười năm 2005. Mặt khác, khi các tình nguyện viên trong nghiên cứu đã nghe nhạc mà họ thấy là gây ra căng thẳng, các mạch máu đã thu hẹp lại, tạo ra một phản ứng có vẻ không có lợi cho sức khỏe là làm giảm lưu lượng máu.
Các kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y Khoa của đại học Maryland sẽ được trình bày tại các phiên họp khoa học của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ vào 11-11, 2008, tại New Orleans.
Nhà khoa học chủ chốt trong nghiên cứu Michael Miller, là bác sỹ và đồng thời là giám đốc về tim tại Trung tâm Y Khoa của Đại Học Maryland và là phó giáo sư về Y Khoa tại khoa Y Đại Học Maryland cho biết “Chúng tôi trước đây đã chứng minh những cảm xúc tích cực như là tiếng cười thì tốt cho mạch máu. Vì thế, một cây hỏi rất lôgic là liệu các cảm xúc khác như là những cảm xúc tạo ra nhờ âm nhạc có cùng hiệu quả không. Chúng ta biết rằng từng cá nhân phản ứng theo cách khác nhau với những loại nhạc khác nhau, vì thế trong nghiên cứu này, chúng tôi đã để cho những người tham gia lựa chọn nhạc dựa trên những sở thích của họ”.
Các giai đọan nghiên cứu.
Mười tình nguyện viên không hút thuốc và khỏe mạnh tham gia nghiên cứu (70% là đàn ông, có độ tuổi trung bình là 36) đã tham gia vào tất cả giai đoạn nghiên cứu được sắp xếp ngẫu nhiên. Có bốn giai đọan. Một giai đoạn, các tình nguyện viên đã lắng nghe nhạc họ tự chọn mà giúp họ thấy vui. Các tình nguyện viên đã mang các bản nhạc yêu thích của họ đến phòng thí nghiệm hay nếu họ không có nhạc thì các nhà điều tra cũng có những bản nhạc sẵn. Giai đoạn khác bao gồm việc lắng nghe một loại nhạc mà các tình nguyện viên cho biết là sẽ làm cho họ cảm thấy lo âu. Trong giai đoạn thứ ba, các băng nhạc để gia tăng cảm xúc thư giãn được bật lên và trong giai đoạn thứ tư thì những người tham gia được xem các băng viđêô được làm để khiến họ cười.
Mỗi tình nguyện viên đã tham gia vào mỗi một giai đoạn trong bốn giai đọan nhưng trình tự giai đọan thì được làm một cách ngẫu nhiên.
Để giảm thiểu tối đa sự kém nhạy về cảm xúc, các tình nguyện viên đã được yêu cầu là tránh việc nghe loại nhạc mà họ yêu thích ít nhất là hai tuần. Bác sỹ Miller cho biết “Ý tưởng ở đây là khi họ nghe loại nhạc mà họ yêu thích thì bất kỳ cảm xúc nào mà được mang lại đều được đẩy lên cao”.
Trước mỗi giai đọan của cuộc nghiên cứu, các tình nguyện viên đã nhịn đói qua đêm và làm một kiểm tra (baseline test) để đo một cái gọi là “độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy”-flow-meditated dilation.
Kiểm tra này có thể được sử dụng để xác định xem màng trong của mạch máu phản ứng như thế nào với hàng lọat các kích thích, từ bài tập đến những cảm xúc rồi đến các dược phẩm. Màng trong mạch máu điều chỉnh lưu thông máu, sự đông máu, tiết ra các chất hóa học và những chất khác phản ứng khi bị các vết thương, các bệnh nhiễm trùng hay bực dọc. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của bệnh tim mạch.
Trong suốt kiểm tra về giãn nở mạch máu, lưu lượng máu chảy trong động mạch ở tay ở phần trên của cánh tay thì bị hạn chế bởi máy đo huyết áp và được thoát ra . Một thiết bị siêu âm đo xem mạch máu có phản ứng như thế nào trước sự gia tăng đột ngột của lưu lượng máu, với kết quả cho thấy là sự thay đổi về đường kính của mạch.
Sau kiểm tra (baseline test)-kiểm tra xem có sự thay đổi nào diễn ra không khi dùng một phương pháp điều trị nào đó, mỗi tình nguyện viên được cho nghe nhạc hay các viđêô vui nhộn trong vòng 30 phút. Các đo lường về giản nở mạch máu thêm nữa được thu lại qua mỗi giai đọan để đánh giá các thay đổi so với ranh giới chuẩn. Những người tham gia trở lại sau một tuần để thực hiện giai đọan nghiên cứu kế tiếp. 16 số đo trên một người hay tổng cộng 160 số đo về sự giãn nở đạt được trong suốt cuộc nghiên cứu, và điều này đã mất 6 đến 8 tháng để hoàn thành.
Kết quả nghiên cứu
So với mức chuẩn, thì đường kính mạch máu phần trên của cánh tay đã tăng 26% sau giai đọan dùng đến âm nhạc vui vẻ, trong khi đó việc nghe nhạc mà gây ra sự lo lâu đã làm hẹp các mạch máu khoảng 6%. Bác sỹ Miller cho biết “Tôi thật ấn tượng với những sự khác biệt lớn cả trước khi và sau khi nghe âm nhạc vui vẻ cũng như sự khác biệt giữa âm nhạc tạo ra niềm vui và lo âu”.
Trong suốt giai đọan cười của nghiên cứu, sự gia tăng 19% sự giãn nở mạch máu cho thấy một khuynh hướng đáng kể. Giai đọan thư giãn đã làm tăng sự giãn nở mạch máu trung bình là 11%, một con số mà các nhà khoa học đã xác định thì không phải là con số đáng kể.
Theo bác sỹ Miller, hầu hết những người tham gia vào cuộc nghiên cứu đã chọn loại nhạc đồng quê như là loại nhạc họ yêu thích để gợi lên cảm giác vui vẻ, trong khi họ cho biết “nhạc nặng” làm họ cảm thấy có cảm giác bất an. Bác sỹ Miller, người thích nhạc rock, cổ điển, jazz, đồng quê cho biết “Bạn không nên coi trọng điều này, mặc dù bạn có thể biện luận rằng nhạc miền quê thì nhẹ nhàng, sinh động và nhiều bài hát tình yêu”. Ông cho biết, ông đã chọn lựa 10 cá nhân khác và sở thích của họ có thể là một loại nhạc khác.
Có phải các lọai nhạc khác tạo ra những tác dụng tích cực tương tự lên các mạch máu không? Điều này có thể xảy ra, theo như Miller. Ông cho biết “Câu trả lời, theo ý tôi, đó là sự “bắt điện” ở mỗi cá nhân. Chúng ta phản ứng khác nhau. Tôi thích nhạc đồng quê vì thế tôi có thể hiểu rõ tại sao nhạc đồng quê có thể gây ra phản ứng tạo ra niềm vui đó”.
Bác sỹ Miller tin rằng một phản ứng về mặt tâm lý đối với một lọai nhạc là nguyên nhân của sự hình thành các phản ứng tích cực và tiêu cực trong mạch máu. “Ví dụ, chúng tôi không hiểu tại sao một số người chú ý vào lọai nhạc cổ điển. Không có lời trong nhạc mà là nhịp điệu, giai điệu và sự hài hòa trong âm điệu có thể đều có vai trò trong việc phản ứng về cảm xúc và tim mạch”.
Ảnh hưởng về tâm lý cũng có thể tác động đến hoạt động của các chất trong não gọi là endorphin. Miller nói “ Yếu tố về cảm xúc có lẽ là một tác động qua trung gian là endorphin. Việc nghe nhạc chủ động tạo ra những cảm xúc tích cực như thế có lẽ một phần là do sự tiết ra các chất endorphin, một phần của sự kết nối giữa trí não và trái tim mà chúng ta thật sự mong muốn được biết nhiều hơn nữa. Không cần phải nói, những kết quả này làm tôi rất hài lòng bởi vì chúng cho thấy phương pháp phòng ngừa khác mà chúng ta có thể kết hợp trong cuộc sống hằng ngày để cải thiện và tăng cường sức khoẻ của trái tim chúng ta”.
Bác sỹ Miller nhận được nguồn tài trợ từ Hiệp Hội Tim của Hoa Kỳ (American Heart Association), cơ quan về cựu chiến binh của Hoa Kỳ (Veterans Administration) và các viện y tế của quốc qua.
(Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )
Các tin mới hơn :
Các tin đã đưa :
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |